Nên sử dụng website 1 ngôn ngữ tiếng Việt và website 1 ngôn ngữ tiếng Anh riêng biệt hay là dùng website đa ngôn ngữ để có thứ hạng tốt ở các nước khác nhau?
Từ xưa đến bây giờ, chưa có ngôn ngữ nào được xem là thống nhất chính thống đùng chung trên mạng toàn cầu. Nhưng các chủ đầu tư website lại mong muốn là xài chung nhiều ngôn ngữ chứa chung 1 tên miền cho dễ quản lý và thuận tiện quảng cáo thương hiệu... đó là rơi vào sai lầm
Google rất giỏi trong việc cách ly nội dung của từng vùng ngôn ngữ. Nếu người truy cập ở Việt Nam chắc chắn sẽ không muốn thấy kết quả của China hay Lào trong kết quả tìm kiếm. Và nếu bạn đánh một từ khóa tìm kiếm bằng Tiếng Việt, chắc chắn kết quả hiển thị sẽ chỉ toàn là Tiếng Việt, trừ khi bạn muốn tìm những nội dung bằng tiếng Trung Quốc hay Lào.
Tương tự như vậy, bất cứ người truy cập nào đang ở Mỹ họ sử dụng chủ yếu là phiên bản quốc tế Google.com, và sẽ chỉ nhìn thấy những nội dung bằng Tiếng Mỹ (Anh).
Khi bạn là một chủ đầu tư kinh doanh và bạn muốn bán sản phẩm cho toàn thế giới, đây mới thực sự là một vấn đề lớn cần giải quyết. Sự lựa chọn của bạn tất nhiên là hướng đến những nội dung bằng tiếng Anh, vì đây là ngôn ngữ quốc tế được toàn thế giới sử dụng rộng rãi, chắc chắn bạn sẽ không liều mình vào một ngôn ngữ cụ thể nào đó khác.
Vậy câu hỏi được đặt ra là:
Liệu các website có nội dung được viết bằng Tiếng Anh sẽ có cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm toàn cầu hay không?
Hay là cần phải dùng đến một website đa ngôn ngữ để tăng tỉ lệ thành công?
Sau đây là một số ví dụ minh hoạ và phân tích cũng như chia sẻ những vấn đề khác liên quan đến thứ hạng toàn cầu để giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Google phiên bản quốc tế là một hình thức ẩn của Google, hầu hết người dùng đều không để ý đến nó. Nếu bạn ở Lào thì bạn sẽ nhìn thấy kết quả tìm kiếm được thiết kế đặc biệt dành riêng cho Lào. Tuy nhiên, nếu bạn ở Mỹ, thì kết quả tìm kiếm ở Google.com sẽ có phần hơi khác biệt. Google biết bạn muốn tìm chính xác nội dung bằng tiếng Lào, nên website bạn sẽ được 'auto' chuyển sang www.google.la. Tương tự ở Việt Nam, sẽ là www.google.com.vn.
Một website tiếng Anh có một cơ hội khá cao có thể xếp hạng được trên các Google quốc tế khác; đặc biệt là khi nó mang lại những lợi nhuận liên quan đến SEO, như 'backlinks' quốc tế chẳng hạn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn đang thực sự cung cấp nội dung giá trị cho độc giả quốc tế. Nếu bạn tạo một trang web mà nó chủ yếu viết về những sự kiện xảy ra ở nước mình thì sẽ nhận được ít sự quan tâm hơn từ cộng đồng quốc tế.
Nếu bạn có một website tiếng Anh và bạn muốn nó xuất hiện trên thứ hạng của hơn 200 quốc gia khác trên toàn thế giới, mà không đầu tư trực tiếp vào một quốc gia nào đó, thì chắc chắn việc này là siêu khó khăn
Bạn sẽ gặp may nếu đối tượng mà bạn nhắm tới là những độc giả ở những nước nói ngôn ngữ chính, ví dụ như Australia, Mỹ, Anh, Canada…, bạn sẽ có nhiều cơ hội để xếp hạng hơn. Có thể nội dung wesbite đó sẽ không phù hợp với từng nước, như vấn đề về cách trình bày văn phạm, cách dùng từ, từ lóng địa phương, cách phát âm... nhưng nhìn chung, mọi thứ đều có thể chấp nhận được vì tất cả đều là Tiếng Anh. Chỉ duy nhất một điều bạn cần cảnh giác là những đối thủ trong nước đó sẽ dễ dàng đánh bật vị trí xếp hạng của bạn, bởi vì dù sao, người tìm kiếm vẫn thích sử dụng sản phẩm do chính người trong nước đó tạo ra.
Nếu bạn có một website Tiếng Anh mà cố xếp hạng nó ở Việt Nam hay Lào, đây có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn. Tiếng anh hiện nay được phổ cập rộng rãi nhưng đa số người sử dụng mạng ở Việt Nam hay Lào chưa thể hiểu hết được nội dung trong các bài viết Tiếng Anh. Chính vì không thể đọc hiểu được nên họ sẽ không đánh giá cao những bài viết đó.
=> Điều này sẽ giúp bạn có được lòng tin từ phía độc giả và cả Google nữa.
Nếu bạn quyết định tạo một website đa ngôn ngữ, có vài điều về tên miền mà bạn cần phải nắm rõ, cả về điểm tốt và xấu của nó.
+ Website tách riêng domain.
Mặc dù công việc này sẽ gây ra sự khó kiểm soát cục bộ và phát sinh nhiều yếu tố khác, nhưng nó dễ dàng để nhắm đến đúng mục tiêu cụ thể và tất nhiên là giúp ích rất nhiều cho việc xếp hạng.
+ Website tách / tạo tên miền phụ (sub domain)
Việc quản lý hơi khó khăn và khó có thể tạo ra được một URL hấp dẫn đối với quốc gia đó. Nhưng ít nhất nó cũng duy trì cho các nội dung được tách biệt hoàn toàn.
+ Website tách danh mục ngôn ngữ
Cách này dễ quản lý hơn 1 chút, nhưng vẫn khó nhắm đến mục tiêu ngôn ngữ cụ thể, lẫn lộn ngôn ngữ trong trình bày thường xãy ra
Kết luận là
Đối tượng khách hàng dựa theo ngôn ngữ của họ là chính yếu. Nên giải pháp wesbite ngôn ngữ tiếng anh là bạn chỉ tập trung 1 website đến 1 số quốc gia có ngôn ngữ tiếng anh, hoặc là 1 website đó tập trung theo 1 vùng miền 1 quốc gia nhất định.
Hy vọng bạn có cách nhìn rõ nét và quyết định đúng trong việc chọn tên miền + chọn server cho từng ngôn ngữ là điều tốt nhất tôi muốn nói trong bài viết này
Sim Nguyễn